CÁC TIÊU CHÍ CHỌN LỰA BỘ XỬ LÝ ÂM THANH HỆ THỐNG ỐC TAI ĐIỆN TỬ
1/ Thiết kế đơn khối hay 2 khối
Bộ đơn khối có tính thẩm mỹ hơn, kín đáo hơn, dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí thay dây so với bộ 2 khối.
2/ Năm sản xuất
Công nghệ chủ yếu tập trung ở bộ xử lý âm thanh, nên các thế hệ càng mới càng được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến giúp bệnh nhân nghe rõ hơn trong các môi trường ồn.
3/ Pin: Pin sạc không dây
Việc sử dụng pin sạc sẽ giúp phụ huynh tiết kiệm chi mỗi tháng từ 800 ngàn đến 1 triệu. Tránh các thao tác tháo lắp thay pin dễ gây hỏng thiết bị. Thời gian sử dụng pin từ 16 giờ trở lên giúp trẻ có thể sử dụng liên tục 1 ngày. Chế độ sạc không dây như điện thoại di động cũng là 1 ưu điểm.
4/ Độ chống nước và bụi (IP rate): IP 68
Khí hậu nước ta nóng ẩm, nhiều mưa nên khả năng chống nước và bụi khi sử dụng là yếu tố quan trọng, các bộ xử lý hiện nay có chỉ số IP 68 là an toàn nhất, có thể yên tâm sử dụng trong các môi trường bình thường (trừ trường hợp đi bơi nên sử dụng phụ kiện chuyên biệt).
5/ Số microphone, khả năng chuyển đổi môi trường nghe tự động
Hệ thống 2 microphone sẽ giúp bệnh nhân nghe rõ trong môi trường ồn và khả năng tự động chuyển đổi thông minh môi trường nghe sẽ giúp bệnh nhân luôn nghe rõ và không cần phải thao tác bấm nút, rất tiện ích đối với trẻ nhỏ.
6/ Kết nối với điện thoại thông minh
Việc sử dụng 1 ứng dụng chuyên biệt trên điện thoại thông minh sẽ giúp phụ huynh chỉnh âm lượng, thay đổi chương trình nghe, theo dõi thời gian sử dụng và môi trường nghe (data logging). Chức năng tìm kiếm thiết bị cũng giúp phụ huynh dễ dàng tìm kiếm bộ xử lý trong trường hợp trẻ làm rơi hoặc làm thất lạc thiết bị.
Khả năng kết nối với các thiết bị di động, điện tử qua hệ thống bluetooth giúp bệnh nhân có thể xem tivi, nghe nhạc hay sử dụng điện thoại rãnh tay….
7/ Khả năng tương thích với các bộ cấy ghép bên trong hoặc khả năng tương thích với các loại máy trợ thính đeo ở tai còn lại