Qui trình can thiệp cho bệnh nhân người lớn bị giảm thính lực
1/ Khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng- thính học
Qua việc hỏi bệnh, thăm khám bác sỹ sẽ tìm ra nguyên nhân gây giảm thính lực và các bệnh lý đi kèm nếu có.
2/ Đo thính lực để xác định mức độ giảm thính lực
Các phương pháp đo thính lực thông thường như đo thính lực đơn âm, đo nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp, âm ốc tai sẽ giúp bác sỹ xác định mức độ giảm thính lực, vị trí tổn thương cũng như nguyên nhân gây giảm thính lực.
Các phương pháp đo thính lực phải được thực hiện tại 1 phòng đo thính lực có độ cách âm đúng tiêu chuẩn với đầy đủ trang thiết bị và nhân viên có kinh nghiệm đo thính lực.
Phòng cách âm đúng tiêu chuẩn và nhân viên có kinh nghiệm đo thính lực là rất quan trọng
3/ Lựa chọn phương pháp can thiệp phù hợp
Điều trị nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật cho các trường hợp bệnh lý ở tai giữa.
Đeo máy trợ thính phù hợp cho các trường hợp bệnh lý ở tai trong (đa số các trường hợp giảm thính lực ở người lớn do lão thính, máy trợ thính là phương pháp tối ưu nhất). Lựa chọn, thử máy trợ thính và tham gia quá trình chỉnh máy sau khi đeo là rất quan trọng, tránh trường hợp nghe không rõ hoặc cảm giác khó chịu khi đeo dẫn đến việc bỏ đeo máy về sau.
Tư vấn ốc tai điện tử trong các trường hợp giảm thính lực mức độ nặng, sâu không đáp ứng với máy trợ thính.
Điều quan trọng nhất là phải lựa chọn máy trợ thính giúp nghe rõ và thoải mái nhất.
Đa số việc lựa chọn máy trợ thính dựa vào nhu cầu thẩm mỹ (sợ cảm giác bệnh tật khi đeo máy) và giá thành thiết bị (lựa chọn thiết bị giá rẻ) mà bỏ qua yếu tố quan trọng nhất là nghe rõ và nghe thoải mái. Điều này dẫn đến việc sử dụng máy trợ thính sẽ không hiệu quả. Âm thanh của máy trợ thính sẽ không giống như âm thanh chúng ta nghe tự nhiên và cần 1 thời gian trung bình từ 2 tuần đến 1 tháng để thích nghi.
Việc đeo máy trợ thính không những giúp người bị giảm thính lực giao tiếp tốt, giảm căng thẳng do não phải tập trung cao độ khi nghe không rõ mà còn làm chậm đi khả năng giảm thính lực nặng hơn về sau này.