An toàn MRI cho bộ cấy trong hệ thống ốc tai điện tử
Lược dịch: có bổ sung các thiết bị đang lưu hành ở thị trường Việt Nam
1/ Các thiết bị chụp được MRI 3.0 mà không cần phải tháo nam châm (trừ khi chụp vùng đầu cùng bên với thiết bị thì hình ảnh sẽ bị bao phủ bởi 1 bóng đen mờ, không quan sát được, bắt buộc phải tháo nam châm hoặc chọn phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác).
AB: Hires Ultra 3D.
Cochlear: CI 632, 622, 612.
MEDEL: Synchrony 2, Sonata 2.
2/ Các thiết bị chỉ chụp được MRI 1.5 và có thể tháo được nam châm (khi tháo nam châm ra thì có thể chụp được MRI 3.0 và không bị bóng đen mờ do nam châm đã tháo):
AB: Hires Ultra.
Cochlear: CI 512, 522, 532. CI 24 RE
3/ Các thiết bị chỉ chụp được MRI 1.5 và không tháo được nam châm (khi cần khảo sát hình ảnh cùng bên và gần bộ cấy thì phải chọn phương pháp khác vì chụp mri sẽ có hình ảnh bóng đen mờ).
MEDEL: Concerto, Concerto 2, Sonata 1.
Các bệnh lý ở vùng đầu cần chụp MRI để chẩn đoán (không phát hiện được khi chụp CT scan) :
Bất thường mạch máu não, co giật, động kinh, bệnh lý chất trắng, khối u...
Tiêu chí an toàn MRI khi chọn lựa bộ cấy trong theo thứ tự:
- Khả năng tháo được nam châm khi cần chụp MRI vùng đầu.
- Khả năng chịu được từ trường của máy MRI: 1.5 hay 3.0 Tesla.