Tìm hiểu về bộ xử lý âm thanh của hệ thống ốc tai điện tử
1/Năm sản xuất
Trung bình mỗi 5 năm các hãng sẽ cho ra đời 1 bộ xử lý âm thanh mới, thời gian bảo hành của bộ xử lý âm từ 3 đến 5 năm. Các bộ xử lý âm thanh thế hệ cũ (sản xuất trước năm 2015) vẫn hoạt động tốt, tuy nhiên phụ huynh nên hỏi rõ chính sách thay thế linh kiện sau 5 năm, tránh 1 số trường hợp hãng thông báo không còn linh kiện và yêu cầu phải nâng cấp bộ xử lý âm thanh mới.
2/Cấu tạo đơn khối hay 2 khối (gồm phần đeo phía sau tai và phần dây dẫn, nam châm)
Ưu điểm của bộ đơn khối là tiện dụng, không tốn chi phí dây dẫn. Tuy nhiên có nhiều mặt hạn chế như vị trí của các microphone nằm ở trên cao và phía sau tai nên nhận tiếng ồn nhiều hơn. Ngoài ra bộ đơn khối cần phải sử dụng nam châm có lực hút mạnh hơn do tích hợp cả bộ xử lý âm, nam châm, cuộn dây…để giữ bộ xử lý âm không bị rơi, 1 số trường hợp gây đỏ da, viêm loét da vùng nam châm hít vào.
Đối với trẻ nhỏ, hiếu động khi đeo bộ đơn khối cần phải sử dụng dây an toàn gắn vào áo tránh trường hợp rơi mất thiết bị.
Bộ xử lý âm thanh đơn khối Kanso 2, mới nhất hiện nay.
3/ Số lượng Microphone
Cần ít nhất 2 microphone mới giúp trẻ nghe tốt trong môi trường ồn, đặc biệt là các trẻ cấy 1 bên.
Vị trí của microphone cũng rất quan trọng, càng gần lỗ tai càng giúp trẻ nghe rõ, tiện lợi khi sử dụng điện thoại di động, headphone, tai nghe Bluetooth.
4/Khả năng thay đổi chế độ nghe tự động (ví dụ từ môi trường yên tĩnh sang môi trường ồn, âm nhạc, trên xe bus, cuộc họp…) (Auto sound management, Smartsound IQ scan….)
Chức năng này rất quan trọng đối với trẻ nhỏ vì các em không thể tự bấm đổi chương trình.
Ghi lại thời gian sử dụng thiết bị mỗi ngày, môi trường nghe của trẻ giúp nhà thính học và chuyên gia chỉnh máy theo dõi, đánh giá và thiết lập chế độ chỉnh máy tối ưu cho trẻ.
Phụ huynh cũng yên tâm khi được biết chi tiết về quá trình nghe của trẻ…
6/Khả năng kết nối nghe 2 tai khi sử dụng 2 thiết bị 2 tai (cấy 2 tai hoặc 1 bên cấy, 1 bên đeo máy trợ thính)
Việc kết nối 2 thiết bị 2 bên tai sẽ giúp trẻ nghe cân bằng về độ lớn 2 tai, nghe rõ hơn trong môi trường ồn, tín hiệu từ điện thoại đến 2 tai cùng 1 lúc, đơn giản hóa quá trình chỉnh máy (không phải đi 2 nơi để chỉnh máy trợ thính và ốc tai điện tử…)
Đa số các trẻ cấy ốc tai ở việt nam là cấy 1 bên, bên còn lại đeo máy trợ thính và như vậy nếu có sự kết nối 2 tai như trên sẽ rất tiện lợi. Hiện nay chỉ có công nghệ BVST (Binaural voicestream technology) của AB và Phonak là có thể kết nối hoàn hảo 2 thiết bị như trên.
7/Khả năng chống nước và bụi
Các bộ xử lý âm thanh hiện nay, có chỉ số IP cao nhất là IP68 giống như các loại điện thoại di động, có khả năng tránh bụi hoặc nước khá an toàn như đi mưa. Tuy nhiên khi trẻ cần đi bơi thì cần phải sử dụng thiết bị bảo vệ chuyên biệt, mỗi hãng đều cung cấp riêng. 1 số bộ xử lý âm thanh có Microphone riêng khi sử dụng dưới nước đảm bảo bé vẫn nghe rõ khi tham gia các hoạt động dưới nước.
8/Pin tiêu hao hay pin sạc
Việc sử dụng pin tiêu hao sẽ khiến phụ huynh tốn thêm 1 khoản chi phí hàng tháng khoảng 5 đến 6 trăm ngàn. Tuy nhiên bộ xử lý xử dụng pin tiêu hao thì có giá thành rẻ hơn.
9/Khả năng kết nối (connectivity)
Thời đại công nghệ kỹ thuật số, khả năng kết nối với các thiết bị như điện thoại di động,tivi, thiết bị nghe nhạc là yếu tố cần tham khảo, chức năng này sẽ cần thiết đối với các trẻ lớn…Có 2 dạng kết nối chính, kết nối trực tiếp với thiết bị điện thoại không cần thiết bị hỗ trợ hoặc phải kết nối qua 1 thiết bị hỗ trợ, phụ huynh phải mua thêm….
1 số bộ xử lý âm thanh thế hệ mới có app chuyên biệt trên điện thoại có thể giúp chỉnh âm lượng, chương trình cũng như tìm kiếm thiết bị khi bị thất lạc…
10/Công nghệ tự động phân tích và tách tiếng ồn ra khỏi lời nói (Clear voice, Voice Guard…)
11/Thời gian bảo hành
Trung bình từ 3 đến 5 năm, 1 số hãng có chương trình mua thêm bảo hành từng năm, phụ huynh nên tìm hiểu kỹ, đặc biệt là linh kiện cho các bộ xử lý âm thanh đã sản xuất trên 5 năm.