Bộ phận tiếp nhận tín hiệu của bộ cấy trong (receiver) được đặt ở giữa xương sọ và lớp màng xương và được cố định bằng phương pháp khoan mài 1 phần xương sọ để giữ thiết bị, tùy theo độ dày của thiết bị mà bác sỹ phẫu thuật sẽ khoan mài xương sọ theo các độ sâu khác nhau, vừa bảo đảm cố định tránh xê dịch cũng như tính thẩm mỹ (ít lồi lên trên bề mặt xương).
Vị trí của bộ phận tiếp nhận tín hiệu
Đối với trẻ em, lựa chọn bộ cấy trong có bề dày mỏng (dưới 4,5mm) có những ưu điểm sau:
- Hạn chế tối đa việc khoan, mài xương sọ. Tránh các biến chứng gây ra khi khoan mài xương sọ tạo giường cho bộ cấy như rách màng cứng, gây tụ máu trong và ngoài màng cứng, 1 số trường hợp dẫn đến viêm não, màng não.
Khoan xương sọ tạo giường bộ cấy, thiết bị càng dày thì độ sâu càng nhiều. Hình ảnh tụ máu ngoài màng cứng
Hình ảnh tụ máu dưới màng cứng.
- Rút ngắn thời gian phẫu thuật (do chỉ cần mài mỏng 1 phần xương sọ thay vì phải khoan sâu), giúp bệnh nhân giảm đau, ít chảy máu, phục hồi sau mổ nhanh hơn.
- Tránh biến chứng tụ máu sau mổ (hematoma): khoảng hở giữa lớp màng xương bao phủ thiết bị và xương sọ lớn (nếu thiết bị dày lồi lên phần xương nhiều) sẽ tăng nguy cơ tụ máu sau mổ.
Tụ máu sau mổ (hematoma)
- Giảm nguy cơ di lệch thiết bị sau mổ do thiết bị ít bị lồi lên, tránh nguy cơ va đập, xê dịch.
Di lệch bộ phận tiếp nhận xuống dưới.
Hình ảnh thiết bị dày sau mỗ
- Thẩm mỹ cao.
Hình ảnh sau mổ khi chọn thiết bị mỏng 3,9mm.
Thiết bị cấy ghép mỏng nhất hiện nay, có độ dày 3,9mm.