Tóm lược và dịch từ nghiên cứu của BS. Lee-Suk Kim, khoa tai mũi họng, đại học y khoa, Busan, Korea.
Nghiên cứu hồi cứu trên 212 trẻ cấy ốc tai từ năm 1994 đến 2004, có 46 trẻ bị bất thường cấu trúc tai trong dựa vào kết quả CT, MRI. Tác giả so sánh kết quả thể hiện của ốc tai điện tử giữa nhóm có cấu trúc ốc tai bình thường với nhóm bất thường.
Có 2 trường hợp phát hiện dây thần kinh mặt lạc chỗ và 22 trẻ bị tràn dịch não tủy trong lúc mổ (gusher).
Không có biến chứng nghiêm trọng nào khác sau mổ.
Tất cả các trẻ dị dạng tai trong đều đạt được khả năng tiếp nhận lời nói (open-set speech perception abilities) và tiến bộ dần dần theo thời gian.
Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm qua test đánh giá các câu nói thông thường (Common phrases test). Trong thời gian đầu nhóm trẻ dị dạng đáp ứng chậm hơn so với nhóm trẻ bình thường, nhưng sau 2 năm thì bắt kịp.
Nhóm trẻ bị hẹp ống tai trong (narrow IAC) cũng đáp ứng tốt mặc dù khả năng tiếp nhận lời nói bị hạn chế.
Kết luận:Cấy ốc tai ở nhóm trẻ bị điếc kèm dị dạng cấu trúc tai trong là tương đối an toàn và kết quả cho thấy hiệu quả đáng kể, trừ nhóm bị hẹp ống tai trong cho kết quả hạn chế.