Đánh giá hiệu quả của máy trợ thính ở người lớn tuổi
Khoảng 30 đến 40 phần trăm người trên 65 tuổi bị giảm thính lực, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tâm lý cũng như suy giảm trí tuệ…
Tuy nhiên chỉ có 10 đến 15 phần trăm người sử dụng máy trợ thính.
Câu hỏi đặt ra là làm sao đánh giá hiệu quả của máy trợ thính trên nhóm người lớn tuổi, bài viết dưới đây là tổng hợp 1 nghiên cứu trong 15 năm qua được đăng trên tạp chí ENT & Audiology số tháng 1 năm 2018.
Các phương pháp đánh giá hiệu quả của máy trợ thính:
-Đánh giá chủ quan của người đeo qua bảng câu hỏi về sự hài lòng và hiệu quả khi đeo, trong các môi trường nghe khác nhau.
-Đánh giá khách quan qua việc đo thính lực với máy trợ thính, đo đơn âm và đặc biệt là khả năng nghe hiểu lời nói (thính lực lời).
Đo thính lực lời với máy trợ thính giúp đánh giá hiệu quả của máy trợ thính.
So sánh giữa có đeo máy với không đeo máy.
Thời điểm cần đánh giá:
Các phương pháp đánh giá này được thực hiện ở từng thời điểm khác nhau từ 1 tuần sau lần chỉnh máy đầu tiên đến 3 năm. Thời điểm đáp ứng ổn định là từ 4 đến 6 tuần sau đeo.
Như vậy khi người lớn tuổi khi sử dụng máy trợ thính cần được theo dõi và đánh giá kỹ hiệu quả của máy dựa vào:
- Các phương pháp đánh giá chủ quan và khách quan.
-Thời gian sử dụng máy trong ngày (thông tin dựa vào người đeo máy hoặc dữ liệu ghi nhận trên phần mềm).
-Hiệu quả đạt được đáng tin cậy ở thời điểm 4 đến 6 tuần sau lần chỉnh máy đầu tiên.
Để việc sử dụng máy trợ thính được hiệu quả ở người lớn tuổi, cần đeo máy thường xuyên, đi chỉnh máy định kỳ để được đo thính lực, chỉnh máy nhằm đạt sự hiệu quả tối ưu vào thời điểm khoảng 1 đến 1,5 tháng.
BS. LÊ TỰ THÀNH NHÂN, lược dịch từ bài Hearing aid outcomes in older adults: what and when to measure By Larry E Humes